17:07 ICT Thứ sáu, 26/04/2024

KHOA PHÒNG

THÀNH VIÊN ĐĂNG NHẬP

THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 5

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 2


Hôm nayHôm nay : 876

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 19980

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2768037

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bạn thấy giao diện mới của website bệnh viện thế nào?

Rất đẹp

Đẹp

Bình thường

Phù hợp

Trang nhất » Tin Tức » Giáo dục sức khỏe

Xét nghiệm H.P (Helicobacter pylory)

Thứ sáu - 22/12/2017 19:28
Xét nghiệm H.P (Helicobacter pylory)

Xét nghiệm H.P (Helicobacter pylory)

Helicobacter pylori (HP) là vi khuẩn gram âm, ngày nay được xem như là nguyên nhân chính gây bệnh lý ở dạ dày. Nguy hiểm hơn, ở các bênh nhân bị ung thư dạ dày, 90% bị nhiễm H. pylory.
Vi khuẩn HP sống trong dạ dày, dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày, sát cạnh các tế bào biểu mô, không xâm nhập các mô. HP sống được trong môi trường axit ở dạ dày vì nó đòi hỏi ôxy ở mức độ rất thấp và sản xuất ra nhiều urease, urease sẽ chuyển ure thành amoniac làm cho môi trường sinh sống của HP trở thành kiềm. 
Ngoài ra HP còn sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này gây bệnh cho niêm mạc dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng. Ở một số người nếu vi khuẩn ở trong dạ dày thời gian dài nhiều năm có thể gây ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP còn tồn tại trong bựa răng, nước bọt. Do đó có thể lây từ người này qua người khác do ăn uống chung.
Tỉ lệ nhiễm HP ở Việt Nam khá cao (>70%), vấn đề điều trị gặp nhiều khó khăn do sự kém tuân thủ điều trị của bệnh nhân, vi khuẩn kháng thuốc do dùng kháng sinh bừa bãi, tỉ lệ tái nhiễm cao…
Để xác định nhiễm HP, có nhiều loại xét nghiệm khác nhau, có thể chia thành các nhóm sau:
Xét nghiệm tìm sự hiện diện của kháng thể:
- Xét nghiệm tìm kháng thể HP bằng test nhanh: Khi dương tính có ý nghĩa là bệnh nhân đã từng nhiễm hoặc đang nhiễm HP ( độ nhạy 88% và độ đặc hiệu là 69 %).
- Xét nghiệm định lượng kháng thể HP bằng kỹ thuật ELIZA:
+ Nếu kháng thể IgG dương tính: Bệnh nhân đã nhiễm HP, giai đoạn mãn hay đã khỏi, vì kháng thể tồn tại trong máu thời gian lâu sau khi đã điều trị hết HP.
+ Nếu kháng thể IgM dương tính: Bệnh nhân đang nhiễm HP.
Xét nghiệm tìm sự hiện diện của HP:
- Test urea C13 hơi thở (thổi bong bóng): là xét nghiệm không xâm lấn, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao (93 và 92%), tuy nhiên giá thành cao.
- Xét nghiệm Clo test: thực hiện khi nội soi dạ dày.
- Xét nghiệm phân tìm kháng nguyên HP (độ nhạy 87% và độ đặc hiệu 70 %)
- Sinh thiết dạ dày tìm HP khi nội soi.
      Khi các xét nghiệm tìm HP dương tính, có nghĩa là bệnh nhân đang bị nhiễm HP.
     Việc lựa chọn xét nghiệm nào phụ thuộc vào các vấn đề như chi phí, tính sẵn có của xét nghiệm, tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, tỷ lệ mắc bệnh trong dân số, xác suất nhiễm vi khuẩn trước khi kiểm tra, và các yếu tố khác như việc đã điều trị chưa, vì chúng có thể ảnh hưởng nhất định đến kết quả xét nghiệm. Do đó việc chỉ định xét nghiệm cũng như đọc các kết quả xét nghiệm cần được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa, để tránh tình trạng lo lắng quá mức và được chỉ định điều trị phù hợp.

Nguồn tin: internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

BỆNH VIỆN: 0966.811.919

SỞ Y TẾ: 0967.721.919

* Lưu ý: Chỉ điện thoại vào đường dây nóng của Sở y tế khi đã điện vào đường dây nóng của bệnh viện nhưng không được giải quyết