22:44 ICT Thứ sáu, 13/09/2024

KHOA PHÒNG

THÀNH VIÊN ĐĂNG NHẬP

THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 8


Hôm nayHôm nay : 522

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 5373

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2973776

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bạn thấy giao diện mới của website bệnh viện thế nào?

Rất đẹp

Đẹp

Bình thường

Phù hợp

Trang nhất » Tin Tức » Giáo dục sức khỏe

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và những điều cần biết

Thứ sáu - 09/02/2018 08:03

     Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là một xét nghiệm thường quy cho bệnh nhân nhập viện hoặc bệnh nhân đến khám bệnh. Xét nghiệm được thực hiện trên mẫu nước tiểu của bệnh nhân và dựa vào các thông số xét nghiệm để bác sĩ có thể chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh lý từ đó theo dõi và điều trị các bệnh lý hiệu quả. Hiểu về quy trình và các thông số cơ bản, bệnh nhân cũng có thể nắm bắt được tình hình sức khỏe của bản thân.
   1. Lợi ích
     Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu không chỉ xét nghiệm cho người có bệnh lý về thận mà còn cho những tình trạng bệnh lý còn nhẹ chưa biểu hiện triệu chứng như là bệnh tiểu đường và bệnh gan, mật… Đây là một xét nghiệm có giá trị để tầm soát sự chuyển hóa của cơ thể

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là một xét nghiệm thường quy quan trọng
   2. Các cách lấy nước tiểu xét nghiệm
   Mẩu xét nghiệm nước tiểu đạt chuẩn có thể thu thập bất kỳ thời điểm nào trong ngày, đặc biệt là vào buổi sáng còn chưa ăn. Có các cách lấy mẩu nước tiểu sau:
       * Mẫu nước tiểu ngay sau khi thức dậy
       * Vào ngày hẹn xét nghiệm của bạn sẽ phải lấy một chút nước tiểu đầu tiên của bạn ngay sau khi thức dậy.
       * Mẫu nước tiểu trong thời gian 24 giờ đồng hồ (thu thập nước tiểu trong vòng 24h kể từ sau khi thức dậy)
      Một vài tình trạng bệnh lý cần mẫu nước tiểu lần hai vào buổi sáng hoặc mẫu 2h hoặc 24h để đánh giá chính xác chức năng thận. Những chất được bài tiết từ thận không tiết với tốc độ tương tự hoặc lượng chất tương tự trong các giai đoạn khác nhau trong ngày và đêm, vì vậy mẫu nước tiểu bất kỳ không cho một kết quả xét nghiệm chính xác. Để đánh giá toàn bộ protein, creatinin, điện giải nước tiểu và nhiều thông tin chính xác sẽ thu thập từ mẫu nước tiểu 2h hoặc 24h. Tất cả nước tiểu thu thập trong 24h cần được đựng trong túi bảo quản ướp lạnh.
    3. Ý nghĩa của các thông số trong kết quả xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu
      - Trị số bình thường của các thông số trong kết quả xét nghiệm:

      - Tình trạng bệnh nếu các thông số có giá trị nằm ngoài ngưỡng bình thường:
   * Tỷ trọng: Phản ánh tình trạng cô đặc hay pha loãng nước tiểu của thận. Tỷ trọng thường tỷ lệ nghịch với lượng nước tiểu ngoại trừ các trường hợp: tăng huyết áp (lượng nước tiểu bình thường nhưng tỷ trọng giảm), đái tháo đường (lượng nước tiểu tăng, tỷ trọng tăng).
   * PH: Đánh giá tình trạng toan kềm của nước tiểu. Ở người bình thường, PH nước tiểu trung bình là 7. Tình trạng quá toan hay quá kềm dễ hình thành sỏi tiết niệu. PH cũng bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn. Người ăn chay thường có PH kềm (thường gặp trong nhiễm trùng tiểu. Nước tiểu kềm dễ làm các gốc phosphate kết tủa. Sự kết tủa này cùng với NH3 và Mg tạo thành sỏi struvite gây cảng quang). Ngược lại người ăn nhiều thịt động vật thường có PH axít (PH axít dễ làm axít uric kết tủa tạo sỏi và loại sỏi này không cảng quang).
   * Tế bào bạch cầu: Xét nghiệm bạch cầu dương tính thường liên quan đến nhiễm trùng tiết niệu và viêm thận do thuốc.
   * Nitrite: Xét nghiệm Nitrite dương tính thường liên quan đến nhiễm trùng tiết niệu.
   * Tế bào máu: (Tế bào bạch cầu và hồng cầu) Nếu trong nước tiểu có xuất hiện tế bào máu vượt ngưỡng bình thường thì ngoài việc bệnh nhân có thể mắc các bệnh lý tại thận và sau thận, thì còn có nguy cơ về các bệnh lý liên quan đến tổn thương cơ. Nên cần tầm soát thêm về các bệnh lý này.
   * Protein niệu: Đạm niệu dương tính là chỉ điểm của rất nhiều bệnh tật như hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp, bệnh thận đa nang, viêm đài bể thận, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng… Trong thực hành lâm sàng thường gặp phát hiện đạm niệu trên bệnh nhân đái tháo đường hay tăng huyết áp. Đây là yếu tố nguy cơ tại thận và nguy cơ tim mạch được xác định, nếu có chế độ điều trị thích hợp sẽ làm chậm quá trình tiến tới bệnh thận giai đoạn cuối.
   * Glucose: Trong bệnh Đái tháo đường thường xuất hiện đường trong nước tiểu nhưng không dùng để chẩn đoán. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường khi đường huyết tương lúc đói >126 mg/dl. Như vậy nếu dùng đường niệu để chẩn đoán thì bỏ sót một lượng lớn bệnh nhân có đường huyết lúc đói nằm trong khoảng 126 – 180 mg/dl.
   * Thể cetone: Có 03 thể ceton đó là: Acetone, Acetoacetic acid và βhydroxybutiric. Xét nghiệm 10 thông số nước tiểu chỉ phát hiện được Acetone và Acetoacetic acid, không phát hiện βhydroxybutiric. Điều này rất có ý nghĩa trong biện luận các trường hợp hôn mê do tăng đường huyết. Trong hôn mê do tăng đường huyết giai đoạn cấp tăng chủ yếu là βhydroxybutiric nên xét nghiệm thể cetone tăng không nhiều. Giai đoạn phục hồi tăng chủ yếu là Acetoacetic acid nên xét nghiệm thể cetone tăng rất cao. Thể cetone còn dương tính trong chế độ ăn nhiều mỡ và lúc đói do chuyển hóa chất béo tạo thể cetone.
   * Bilirubin: Là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của hồng cầu. Nó đi ra khỏi cơ thể qua phân. Billirubin bình thường không có trong nước tiểu. Nếu như billirubin xuất hiện trong nước tiểu nghĩa là gan đang bị tổn thương hoặc dòng chảy của mật từ túi mật bị nghẽn.
   * Urobilinogen: Đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của bilirubin. Nó cũng được thải ra ngoài cơ thể theo phân. Chỉ có một lượng nhỏ urobilinogen có trong nước tiểu. Urobilinogen có trong nước tiểu vượt quá ngưỡng cho phép có thể là dấu hiệu của bệnh về gan (xơ gan, viêm gan) làm dòng chảy của dịch mật từ túi mật bị nghẽn.
       4. Những yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm
   - Nếu để que nhúng trong nước tiểu quá lâu, những giấy thấm có bản chất hóa học trên que có thể bị tan rã nên cho kết quả đọc và giá trị thiếu chính xác.
   - Nếu các miếng giấy thuốc thử trên que bị trộn lẫn vào nhau sẽ cho kết quả không chính xác. Vì vậy, cần hút sạch nước tiểu còn dính lại trên mẩu giấy thấm của que.
   - Phân, mủ, dịch tiết của âm đạo và máu kinh có thể làm nhiễm bẩn mẫu nước tiểu.
   - Nếu mẩu xét nghiệm không được ướp lạnh trong vòng một giờ kể từ khi thu thập, thì sự thay đổi về cấu tạo của nước tiểu có thể xảy ra các trường hợp: Tăng độ pH do sự biến đổi ure thành amoni nhờ vi khuẩn tạo men urease; Giảm đường do sự ly giải gluco và vi khuẩn sử dụng đường; Tăng nitrite do sự biến đổi nitrate của vi khuẩn;  Tăng số lượng vi khuẩn do quá trình sinh sản của chúng …
      Để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất bạn nên nghe theo các lời khuyên, chỉ dẫn của nhân viên y tế của đơn vị xét nghiệm

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Quân

Nguồn tin: internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

BỆNH VIỆN: 0966.811.919

SỞ Y TẾ: 0967.721.919

* Lưu ý: Chỉ điện thoại vào đường dây nóng của Sở y tế khi đã điện vào đường dây nóng của bệnh viện nhưng không được giải quyết