Xét nghiệm công thức máu sẽ xác định được các thành phần về mặt tế bào có mặt trong máu, bao gồm số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Dưới đây là một số thành phần phổ biến thường được đo lường. Nếu bác sĩ nói rằng bạn không có vấn đề gì nhưng bạn thấy rằng kết quả xét nghiệm của mình hơi bất thường thì cũng đừng quá lo lắng. Xét nghiệm tại các phòng xét nghiệm khác nhau có thể cho ra các kết quả hơi khác nhau một chút. Do vậy, không nên quá lo lắng về các con số này.
1. Số lượng bạch cầu Bình thường: 4300 – 10800 tế bào/milimet khối máu
Tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng, do vậy, tăng tế bào bạch cầu có thể sẽ giúp nhận ra tình trạng nhiễm trùng dễ dàng hơn. Tăng tế bào bạch cầu cũng có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu (leukemia). Ngược lại, giảm bạch cầu có thể là do dùng một số loại thuốc hoặc các rối loạn về sức khỏe.
Tỷ lệ các loại bạch cầu khác nhau - Bạch cầu trung tính: 40-60% tổng số lượng bạch cầu
- Bạch cầu lympho: 20-40%
- Bạch cầu đơn nhân: 2-8%
- Bạch cầu ái toan: 1-4%
- Bạch cầu ái kiềm: 0.5-1%
Loại xét nghiệm này sẽ đo lường số lượng, hình dáng và kích thước của các loại bạch cầu ở trên. Xét nghiệm tỷ lệ các loại bạch cầu bất thường có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng, viêm, rối loạn tự miễn, thiếu máu hoặc các vấn đề khác về sức khỏe.
2. Số lượng hồng cầu Mức bình thường: 4.2 – 5.9 triệu tế bào/milimet khối máu
Chúng ta có hàng triệu tế bào hồng cầu trong cơ thể, và loại xét nghiệm này sẽ giúp đo lường số lượng hồng cầu có trong một lượng máu nhất định. Xét nghiệm này sẽ giúp xác định được tổng số lượng tế bào hồng cầu và cho phép có một cái nhìn chung nhất về sức khỏe, nhưng sẽ không chỉ ra một vấn đề sức khỏe cụ thể nào cả. Nếu số lượng hồng cầu của bạn ở ngưỡng bất thường, bạn sẽ phải tiến hành làm thêm các xét nghiệm khác
3. Hematocrit Mức bình thường: 45-52% với nam và 37%-48% với nữ
Đây là một loại xét nghiệm rất hữu ích dùng để chẩn đoán thiếu máu. Xét nghiệm này sẽ cho biết có bao nhiêu phần trăm máu trong cơ thể là các tế bào hồng cầu.
4. Hemoglobin (Hb) Mức bình thường: 13-18g/dL với nam và 12-16g/dL với nữ
Tế bào hồng cầu có chứa hemoglobin – là chất khiến máu có màu đỏ. Quan trọng hơn, hemoglobin sẽ vận chuyển oxy từ phổi đến khắp các cơ quan của cơ thể và vận chuyển CO2 từ các cơ quan ngược trở lại phổi. Mức hemoglobin bình thường sẽ khác biệt theo giới. Hemoglobin thấp cho thấy có thể bạn đang bị thiếu máu
5. Thể tích trung bình hồng cầu (MCV) Mức bình thường: 80-100 femtolit
Xét nghiệm này sẽ đo lường thể tích trung bình của các tế bào hồng cầu, nói cách khác chính là lượng không gian trung bình mà mỗi hồng cầu chiếm chỗ. Chỉ số MCV bất thường có thể cho thấy bạn bị thiếu máu và/hoặc mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính.
6. Lượng hemoglobin trung bình hồng cầu (MCH) Mức bình thường: 27-32 picogam
Loại xét nghiệm này sẽ đo lường lượng hemoglobin trung bình có trong một tế bào hồng cầu là bao nhiêu. MCH quá cao có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu, MCH quá thấp có thể cho thấy tình trạng thiếu dinh dưỡng.
7. Số lượng tiểu cầu Mức bình thường: 150.000-400.000 mL
Tiểu cầu là tế bào có kích thước nhỏ, tham gia vào quá trình đông máu. Quá nhiều hoặc quá ít tiểu cầu đều ảnh hưởng đến quá trình đông máu theo nhiều cách khác nhau. Số lượng tiểu cầu bất thường có thể cho thấy rất nhiều vấn đề về sức khỏe.
Còn rất nhiều chỉ số khác nữa, nhưng trên đây là một vài chỉ số cơ bản nhất. Để có được kết quả xét nghiệm máu chính xác nhất, bạn nên tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ trước khi xét nghiệm. Ví dụ, có thể bạn sẽ được yêu cầu không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trước khi làm xét nghiệm từ vài tiếng đến tối đa là 12 tiếng. Nếu không tuân thủ những chú ý này, có thể kết quả xét nghiệm sẽ không chính xác và bạn có thể sẽ phải làm lại xét nghiệm máu. Nếu bạn không hiểu bất cứ chỉ số nào, đừng ngần ngại mà hãy hỏi các bác sĩ. Biết được các chỉ số cơ bản của bạn thân mình là một điều vô cùng cần thiết để có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của mình.