16:17 +07 Thứ sáu, 02/06/2023

KHOA PHÒNG

THÀNH VIÊN ĐĂNG NHẬP

THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 9


Hôm nayHôm nay : 1293

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2920

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2269467

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bạn thấy giao diện mới của website bệnh viện thế nào?

Rất đẹp

Đẹp

Bình thường

Phù hợp

Trang nhất » Tin Tức » Giáo dục sức khỏe

Xét nghiệm máu tổng quát là gì? Những điều cần biết về xét nghiệm máu tổng quát

Thứ ba - 02/01/2018 13:14
Xét nghiệm máu tổng quát là một trong những xét nghiệm thường quy được chỉ định nhiều trong trường hợp khám chữa bệnh. Xét nghiệm này giúp phát hiện các bệnh thông thường và còn được sử dụng trong các trường hợp tầm soát sớm các bệnh lý, khám tiền hôn nhân, khám sức khỏe tổng quát… Vậy xét nghiệm máu tổng quát gồm những gì?  Cần làm gì trước khi xét nghiệm máu? Bài viết tham khảo này sẽ cùng giải đáp những thắc mắc đó.
1. Xét nghiệm máu tổng quat gồm những gì?
 Xét nghiệm máu tổng quát bao gồm các mục.
-         Kiểm tra nhóm máu
-         Bệnh về máu, liên quan đến máu như bạch cầu, hồng cầu, huyết tán, suy tủy, thiếu máu, ung thư máu.
-         Kiển tra chức năng gan (AST, ALT), chức năng thận (Ure, Creatinin).
-         Bệnh Đái tháo đường.
-         Bệnh về não như nhiễm trùng não, thiếu máu não.
-         Rối loạn mỡ máu (Cholesterol, triglyceride, HDL-C, LDL-C).
-         Bệnh Goutte
-         Bệnh về gan như viêm gan A,B,C… xơ gan, tăng men gan, ung thư gan.
-         Phát hiện HIV
1.     Xét nghiệm máu tổng quát như thế nào?
        Xét nghiệm máu tổng quát khá đơn giản. Nhân viên y tế bệnh viện lấy một lượng máu cần thiết trên người bệnh và tiến hành chạy các xét nghiệm cần thiết. về cơ bản xét nghiệm máu tổng quát bao gồm những xét nghiệm chính như xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm sinh hóa máu…
        Xét nghiệm công thức máu nhằm xác định các chỉ số về số lượng hồng cầu, bạch cầu và các tế báo khác… qua đó bác ỹ có thể phát hiện các bệnh về máu sớm như thiếu máu, nhiễm trùng, ung thư máu…
        Xét nghiệm sinh hóa máu nhằm xác định các chỉ số sinh hóa máu thường quy như Glucose máu, Xét nghiệm men gan, Xét nghiệm mỡ máu, các bệnh về thận… Giúp cho bác sỹ chẩn đoán và điều trị các bệnh có liên quan.
2.     Khi nào và ai là người cần làm xét nghiệm máu tổng quát?
      - Theo các chuyen gia y tế khuyến cáo, bất kỳ người già, người trưởng thành, trẻ em đều nên đi xét nghiệm máu tổng quát định kỳ hàng năm.
      - Xét nghiệm máu tổng quát định kỳ có thể giúp phát hiện sớm một số bệnh tật để chữa trị kịp thời hay cảnh báo các bệnh mắc phải trong tương lai để có phương án điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, phòng tránh bệnh được tốt hơn.
     - Bên cạnh đó cũng có một số bệnh nhân được bác sỹ yêu cầu xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ.
     - Xét nghiệm máu định kỳ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp người bệnh nhận biết các chất thiếu thừa trong cơ thể để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng nhằm phát triển cân đối.
     4. Những lưu ý trước khi lấy máu xét nghiệm.
    * Cần làm gì trước khi xét nghiệm máu?
      - Không nên uống thuốc trước khi đi làm xét nghiệm máu. Một số xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi bệnh nhân chưa ăn uống gì trước khi làm xét nghiệm 4-6 tiếng hoặc chưa ăn sáng khi thức dậy, như xét nghiệm kiểm tra bệnh liên quan đường máu (Bệnh đái tháo đường) và mỡ máu (Bệnh về tim mạch, Cholesterol, triglycerid, HDL, LDL), bệnh gan mật… vì sau khi ăn chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose khiến lượng đường trong máu tăng cao. Nếu làm xét nghiệm, kết quả sẽ không chính xác.
     - Người bệnh cần tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê… vài tiếng đồng hồ trước khi lấy máu xét nghiệm.
     - Một số xét nghiệm khác người bệnh không cần nhịn ăn trước khi lấy máu như xét nghiệm HIV, HbSAg, HCV, suy thận, cường giáp…
     * Thời điểm lấy máu xét nghiệm tốt nhất.
      Thời điểm tốt nhất để lấy máu xét nghiệm là buổi sáng, khi lấy mẫu máu trong vòng 12 tiếng trước đó cần nhịn ăn, không uống nước ngọt, nước hoa quả, sữa, chè… các chỉ số sinh hóa máu của một số xét nghiệm nếu làm không đúng thời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sec cho kết quả không chính xác.
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

BỆNH VIỆN: 0966.811.919

SỞ Y TẾ: 0967.721.919

* Lưu ý: Chỉ điện thoại vào đường dây nóng của Sở y tế khi đã điện vào đường dây nóng của bệnh viện nhưng không được giải quyết