Xét nghiệm sinh hóa máu là một xét nghiệm y học khá thông dụng trong việc chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý đồng thời đánh giá tình trạng hoạt động chức năng toàn bộ của cơ thể
Dưới đây là một số xét nghiệm sinh hóa thường gặp :
1. Xét nghiệm Ure
- Xét nghiệm Ure nhằm đánh giá chức năng thận và theo dõi bệnh nhân suy thận hoặc những người được chạy lọc thận nhân tạo.
- Xét nghiệm Ure là xét nghiệm đo lượng urea nitrogen là sản phẩm chuyển hóa của protein trong máu, xét nghiệm thường được sử dụng để đánh giá chức năng thận.
- Phạm vi bình thường của ure máu nói chung là từ 2,5-7,5mmol/l. Tuy nhiên nồng độ nitơUre thay đổi theo độ tuổi.
- Nồng độ Ure tăng trong các trường hợp như suy thận, viên cầu thận mạn, u tiền liệt tuyến...
- Nồng độ Ure giảm trong các trường hợp như suy gan, chế độ ăn nghèo ure, truyền dịch nhiều....
2. Xét nghiệm Creatinin
- Xét nghiệm Creatinin nhằm chẩn đoán và đánh giá chức năng thận.
- Phạm vi bình thường của Creatinin máu đối với nữ là từ 53- 100 mmol/l, đối với nam là từ 62- 120 mmol/l.
- Nồng độ Creatinin tăng trong các trường hợp như suy thận cấp và nãm tính, bệnh tăng bạch cầu, cường giáp, Goutte ...
- Nồng độ Creatinin giảm trong các trường hợp như có thai, teo cơ....
3. Xét nghiệm ALT, AST
- Là những xét nghiệm đánh giá chức năng gan.
- AST(GOT) Phạm vi bình thường trong máu nói chung là > 37 UI/L, chỉ số men gan này tăng trong các trường hợp tổn thương tế bào gan do viêm gan, xơ gan, ung thư gan... và giảm trong các trường hợp như phụ nữ có thai, bệnh tiểu đường....9
- ALT(GPT) Phạm vi bình thường trong máu nói chung là > 40 UI/L, chỉ số men gan này tăng trong các trường hợp tổn thương tế bào gan do viêm gan, xơ gan, ung thư gan...
4. Xét nghiệm Bilirubin
- Xét nghiệm bilirubin để kiểm tra nồng độ Bilirubin trong máu, bilirubin là một sắc tố vàng da cam, là chất thải của sự vỡ hồng cầu bình thường trong máu. Bilirubin đi qua gan và cuối cùng ra ngời cơ thể chủ yếu qua phân một số ít qua nước tiểu.
- Xét nghiệm Bilirubin được thực hiện để chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý liên quan đến gan mật như xơ gan, viêm gan, sỏi mật... Xét nghiệm này được chỉ định trong các trường hợp bệnh vàng da do gan mật, tụy, tan máu...
- Trị số bình thường : Bilirubin toàn phần < 17,0 Mmol/l.
Bilirubin trực tiếp < 4,3 Mmol/l.
Bilirubin gián tiếp < 12,7 Mmol/l.
- Bilirubin toàn phần tăng cao trong các trường hợp. Vàng da do nguyên nhân trước gan (tan máu), trong gan (viêm gan), sau gan (sỏi ống mật chủ, u đầu tụy).
5. Xét nghiệm Albumin
- Đây là một thành phần protein quan trọng của huyết thanh, chiếm từ 58-74% lượng protein toàn phần, Albumin có vai trò quan trọng trong việc duy trì áp lực thẩm thấu keo trong huyết tương, đồng thời liên kết và vận chuyển các chất có lượng phân tử nhỏ như bilirubin, acid béo và các hoạt chất thuốc trong máu khi người bệnh đang điều trị. Albumin được sản xuất trong gan và cực kỳ nhạy cảm với những tổn thương ở gan.
- Trị số bình thường : Từ 35-50 g/l
- Nồng độ Albumin giảm trong các trường hợp khi gan bị hư hỏng, hội chứng thận hư, suy dinh dưỡng, viêm nhiễm, sốc....
6. Xét nghiệm Uric Acid
- Xét nghiệm Uric Acid được thực hiện nhằm chẩn đoán bệnh Goutte, bệnh thận, khớp…Lượng Acid Uric bình thường ở nam giới là 180- 420 mmol/l, ở nữ giới là 150- 360 mmol/l.
- Lượng Acid Uric tăng trong các trường hợp bệnh Goutte, đa hồng cầu, suy thận, nhiễm trùng nặng…
- Lượng Acid Uric giảm trong các trường có thai, bệnh Wilson…
7. Xét nghiệm đường huyết ( Glucose máu )
- Xét nghiệm này đánh giá lượng đường trong máu, kiểm soát, chẩn đoán và theo dõi đường huyết ở bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Glucose máu lượng bình thường vào khoảng 3.6 – 6.4 mmol/l.
- Glucose tăng trong các trường hợp: Tiểu đường do tụy, cường giáp, cường tuyến yên, bệnh gan, bệnh giảm kali máu…
- Glucose giảm trong các trường hợp: Do chế độ ăn, suy vỏ thượng thận, suy giáp, bệnh gan nặng, nghiện rượu…
8. Xét nghiệm HbA1-C
- Xét nghiệm HbA1-C phản ánh tình trạng đường máu trong khoảng 2-3 tháng trước khi lấy mẫu xét nghiệm (xét nghiệm định lượng glucose máu chỉ nói lên được hàm lượng đường tại thời điểm lấy máu làm xét nghiệm). Vì vậy HbA1-C được coi là thông số có giá trị để chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh tiểu đường.
- Trị số bình thường: 4- 6 %
- HbA1-C tăng trong các trường hợp: Bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường khó kiểm soát..
- HbA1-C tăng giả tạo trong các trường hợp ure máu cao, thalassemia…
- HbA1-C giảm giả tạo trong các trường hợp: Thiếu máu, huyết tán, mất máu…
9. Xét nghiệm Cholesterol toàn phần.
- Xét nghiệm sinh hóa này được chỉ định cho những rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, hội chứng thận hư, kiểm tra sức khỏe cho những người trên 40 tuổi, những người béo phì…
- Cholesterol máu lượng bình thường vào khoảng 3.9 – 5.2 mmol/l.
- Cholesterol tăng trong các trường hợp: Rối loạn lipid máu nguyên phát hoặc thứ phát, xơ vữa động mạch, hội chứng thận hư, vàng da do tắc mật ngoài gan…
- Cholesterol giảm trong các trường hợp: Hấp thu kém, suy kiệt, ưng thư…
10. Xét nghiệm HDL- C
- Loại xét nghiệm này được thực hiện nhằm xác định các tình trạng rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, hội chứng thận hư, kiểm tra sức khỏe cho những người trên 40 tuổi.
- HDL- C máu lượng bình thường vào khoảng > 0.9 mmol/l.
- Nếu HDL- C tăng thì nguy cơ xơ vữa động mạch thấp.
- Nếu HDL- C giảm thì nguy cơ xơ vữa động mạch cao, hay gặp trong các trường hợp rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực…
11. Xét nghiệm LDL- C
- Loại xét nghiệm này được thực hiện nhằm xác định các tình trạng rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vàng, đái tháo đường….
- LDL- C máu lượng bình thường vào khoảng < 4,3 mmol/l.
- Nếu HDL- C tăng thì nguy cơ xơ vữa động mạch càng lớn. tăng trong các trường hợp rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh béo phì…
- Nếu HDL- C giảm hay gặp trong các trường hợp xơ gan, suy kiệt, hội chứng kém hấp thu, …
12. Xét nghiệm Triglycerid
- Xét nghiệm sinh hóa này được chỉ định cho những rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, hội chứng thận hư, u vàng, viêm tụy, kiểm tra sức khỏe cho những người trên 40 tuổi, những người béo phì…
- Triglycerid máu lượng bình thường vào khoảng 0,5 – 2,29 mmol/l.
- Triglycerid tăng trong các trường hợp: Xơ vữa động mạch, hội chứng thận hư, rối loạn lipid máu, đái tháo đường…
- Triglycerid giảm trong các trường hợp: Xơ gan, hấp thu kém, suy kiệt, ưng thư…
13. Xét nghiệm GGT
- Là xét nghiệm đánh giá chức năng bệnh lý về gan mật.
- Trị số bình thường: Nam ≤ 45 U/L
Nữ ≤ 30 U/L
- GGT tăng cao trong các trường hợp: Nghiện rượu, xơ gan do rượu, ung thư lan tỏa, xơ gan, tắc mật…
- GGT tăng nhẹ trong các trường hợp: viêm tụy, béo phì, do dùng thuốc…
14. Xét nghiệm Calci toàn phần
- Là xét nghiệm chỉ định trong bệnh đa u tủy, loãng xương, còi xương, dùng thuốc lợi tiểu kéo dài..
- Trị số bình thường: 2.2- 2.7 mmol/l
- Calci tăng cao trong các trường hợp: Loãng xương, đa u tủy, cường phó giáp trạng, dùng thuốc lợi tiểu kéo dài…
- Calci tăng cao trong các trường hợp: Thiếu vitamin D, còi xương, suy thận, hội chứng thận hư…
15. Xét nghiệm Amylase máu
- Là xét nghiệm chỉ định trong bệnh về tụy: Viêm tụy , U tụy , K tụy, viêm tuyến nước bọt, quai bị…
- Trị số bình thường: ≤ 220U/L
- Amylase tăng cao trong các trường hợp: Viêm tụy cấp, ung thư tụy, quai bị, thủng dạ dày, tắc ruột…
- Amylase giảm thường ít gặp: Sỏi tụy.
16. Xét nghiệm CK (Creatinin - Kinase)
- CK là men có nhiều trong cơ tim và cơ xương, nồng độ men này phản ánh tình trạng tổn thương cơ.
- Xét nghiệm men này được chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, bệnh lý về cơ.
- Trị số bình thường: ≤ 200U/I.
- CK tăng cao trong các trường hợp: nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, chấn thương cơ, viêm cơ, choáng… Hoạt độ CK tăng gặp trong các trường hợp tổn thương cơ, loạn dưỡng cơ Duchene tiến triển và một số trạng thái gắng sức sinh lý, sốt cao ác tính, thiếu oxy cơ, sau phẫu thuật…
- CK giảm trong trường hợp như teo cơ.
17. Xét nghiệm CK-MB (Creatinin Kinase – Mucle Brain)
- CK – Mb là một trong 3 isozym của CK, đó là: CK-MM, CK-MB, CK-BM.
- Xét nghiệm này giúp đánh giá tình trạng tổn thương cơ, đặc biệt có đặc tính đặc hiệu hơn CK trong nhồi máu cơ tim.
- Chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ nhồi máu cơ tim, tổn thương cơ…
- Trị số bình thường: ≤ 24U/I.
-CK-MB tăng cao trong các trường hợp: Nhồi máu cơ tim (Khi CK>200U/L và tỷ lệ CKMB/CK≥6%. Có giá trị chẩn đoán nhồi máu cơ tim), viêm cơ. CK-MB cũng tăng ở những trường hợp tổn thương cơ tim khác như chấn thương tim, phẫu thuật tim…