17:38 ICT Thứ năm, 02/05/2024

KHOA PHÒNG

THÀNH VIÊN ĐĂNG NHẬP

THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 1


Hôm nayHôm nay : 3465

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 19983

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2801181

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bạn thấy giao diện mới của website bệnh viện thế nào?

Rất đẹp

Đẹp

Bình thường

Phù hợp

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức - Sự kiện

KHẨN TRƯƠNG TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN SỚM BỆNH BẠCH HẦU

Thứ sáu - 22/09/2023 10:13
KHẨN TRƯƠNG TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN SỚM BỆNH BẠCH HẦU

KHẨN TRƯƠNG TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN SỚM BỆNH BẠCH HẦU


Hiện nay dịch bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp tại một số tỉnh trên cả nước. Vì vậy, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn khẩn gửi các bệnh viện, sở y tế các địa phương, nhằm tăng cường phát hiện sớm ca bệnh, cách ly, điều trị kịp thời và giảm tối đa số ca tử vong.
Để có các biện pháp phòng bệnh, Trung tâm Y tế Tân Yên khuyến cáo những điều cần biết về bệnh Bạch hầu
- Đường lây truyền: Lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Ngoài ra, vi khuẩn bạch hầu còn có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da. Thông thường vi khuẩn bạch hầu nhân lên ở trên bề mặt hoặc gần bề mặt màng nhầy của cổ họng. Khi người bệnh/ người lành mang vi khuẩn bạch hầu ho hoặc hắt hơi sẽ bắn ra môi trường xung quanh những giọt nhỏ có chứa mầm bệnh, những người ở gần đó có thể hít phải vi khuẩn bạch hầu. Bạch hầu lây lan nhanh chóng theo cách này, đặc biệt ở những nơi đông người...
- Thời kì lây truyền: Thường không cố định. Người bệnh đào thải vi khuẩn từ thời kì khởi phát, có thể ngay từ cuối thời kì ủ bệnh. Thời kì lây truyền kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít khi trên 4 tuần. Người lành mang vi khuẩn bạch hầu có thể từ vài ngày đến 3, 4 tuần, rất hiếm trường hợp kéo dài tới 6 tháng. Điều trị kháng sinh có hiệu quả nhanh chóng sẽ chấm dứt sự lây truyền.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh
- Bạch hầu thể họng: sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Sau 2-3 ngày, xuất hiện giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu. Bệnh có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6-10 ngày.
- Trường hợp bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có thể sưng cổ và làm hẹp đường thở.
Biến chứng của bệnh
Độc tố bạch hầu có thể gây các tổn thương sau:
- Viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, tử vong do đột ngột trụy tim mạch. Một số bệnh nhân bị viêm cơ tim và van tim, sau nhiều năm gây ra bệnh tim mãn và suy tim.
- Thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

BỆNH VIỆN: 0966.811.919

SỞ Y TẾ: 0967.721.919

* Lưu ý: Chỉ điện thoại vào đường dây nóng của Sở y tế khi đã điện vào đường dây nóng của bệnh viện nhưng không được giải quyết