10:31 ICT Thứ sáu, 17/05/2024

KHOA PHÒNG

THÀNH VIÊN ĐĂNG NHẬP

THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 9

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 6


Hôm nayHôm nay : 443

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 31698

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2812896

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bạn thấy giao diện mới của website bệnh viện thế nào?

Rất đẹp

Đẹp

Bình thường

Phù hợp

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức - Sự kiện

THẾ GIỚI TƯƠI SÁNG, HÃY CỨU LẤY THỊ GIÁC CỦA BẠN

Thứ hai - 20/03/2023 08:32
THẾ GIỚI TƯƠI SÁNG, HÃY CỨU LẤY THỊ GIÁC CỦA BẠN

THẾ GIỚI TƯƠI SÁNG, HÃY CỨU LẤY THỊ GIÁC CỦA BẠN

 
 
Chủ đề của tuần lễ Glôcôm thế giới năm nay (từ 12 - 18/03/2023) là "Thế giới tươi sáng, hãy cứu lấy thị giác của bạn" với thông điệp hãy kiểm tra mắt định kỳ để được phát hiện sớm và cứu lấy thị giác của bạn.
1. BỆNH GLÔCÔM NGUY HIỂU NHƯ THẾ NÀO?
Bệnh glôcôm (thường gọi là bệnh thiên đầu thống) là nhóm bệnh lý gây tổn hại thần kinh thị giác qua cơ chế làm tăng áp lực (nhãn áp) trong mắt. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, thần kinh thị giác sẽ bị tổn thương ngày càng trầm trọng và cuối cùng dẫn đến tình trạng mất thị lực không hồi phục.
Đây là nguyên nhân thứ 2 (sau Bệnh đục thủy tinh thể) gây mù lòa cho mọi người ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Ước hiện nay có khoảng gần 80 triệu người mắc bệnh glôcôm ( tăng nhãn áp) trên thế giới.
Khoảng 50% người sống chung với bệnh Glôcôm nhưng không biết mình mắc bệnh. 90% bệnh Glôcôm không được phát hiện ở các nước đang phát triển. Cứ 200 người ở độ tuổi 40 thì có một người bị bệnh, tỷ lệ này tăng lên 1/8 ở độ tuổi 80. Các thành viên trong gia đình của những người mắc bệnh Glôcôm có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 10 lần.
2. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH GLÔCÔM
Bệnh glôcôm có nhiều thể bệnh và nhiều nguyên nhân khác nhau, do vậy triệu chứng biểu hiện cũng rất khác nhau tùy thể loại bệnh. Trong đó, glôcôm chủ yếu được chia làm 2 thể bệnh chính là glôcôm góc đóng và glôcôm góc mở. Nguy hiểm hơn, ở giai đoạn sớm của 2 thể bệnh này, triệu chứng biểu hiện không rõ ràng và thường bị bỏ qua.
- Nhức mắt, nặng mắt thoáng qua: bệnh glôcôm xuất hiện âm thầm, tiến triển chậm trong thời gian dài, nhiều người bệnh không cảm thấy đau nhức mắt, một số trường hợp đôi khi thấy mắt căng tức nhẹ thoáng qua hoặc nhức quanh hốc mắt.
- Mờ mắt thoáng qua: Ở giai đoạn sớm khi tình trạng nhãn áp tăng lên có thể làm nhìn mờ như sương mù hoặc nhìn nhòe trong 1 thời gian ngắn. Sau đó, khi áp lực mắt giảm xuống, người bệnh nhìn rõ trở lại, triệu chứng này có thể gặp ở nhiều bệnh khác nhưng mờ mắt thoáng qua xảy ra cùng lúc với nhức mắt là dấu hiệu nghi ngờ rõ nhất của bệnh glôcôm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

BỆNH VIỆN: 0966.811.919

SỞ Y TẾ: 0967.721.919

* Lưu ý: Chỉ điện thoại vào đường dây nóng của Sở y tế khi đã điện vào đường dây nóng của bệnh viện nhưng không được giải quyết